Vì sao Đức lại là lực cản lớn cho nền kinh tế thế giới?

Mô hình của nước Đức khiến nhiều nước ghen tị. Quan hệ hài hòa giữa các công ty và người lao động là một trong những lý do chính cho sự vượt trội của nền kinh

Khi lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới tề tựu tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg, đây là đấu trường lý tưởng cho một cuộc đụng độ giữa một nước Mỹ chủ trương bảo hộ và một nước Đức chủ trương tự do thương mại.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và yêu cầu đàm phán lại Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ông đang cân nhắc liệu có nên áp đặt thuế nhập khẩu thép, một động thái gần như chắc chắn sẽ gây ra sự trả đũa. Mối quan ngại về một cuộc chiến thương mại đã xuất hiện kể từ Trump nhậm chức vào tháng 1/2017.

Ngược lại, bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức và là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, sẽ cổ xúy cho tự do thương mại. Vào ngày 29/6 vừa qua, bà đã không ngần ngại lên án các lực lượng bảo hộ thương mại và chủ nghĩa biệt lập. Thỏa thuận thương mại tự do vừa được kí kết giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) sẽ làm tăng thêm sức nặng cho lời nói của bà.

Ông Trump cho rằng để cho công bằng thì cán cân thương mại phải được cân bằng, và đó là một lý lẽ cùn. Quan điểm của Trump rằng việc áp thuế là cách để lấy lại sự cần bằng cho sân chơi là rất ngây thơ và nguy hiểm, vì điều đó làm tổn hại tới mọi người. Nhưng trong một khía cạnh nào đó, ông Trump đã thấy được một sự thật không thoải mái. Ông đã phê phán Đức về thặng dư thương mại của nước này – đạt gần 300 tỷ USD năm ngoái và là mức thặng dư lớn nhất thế giới (thặng dư của Trung Quốc chỉ đạt 200 tỷ USD). Giải pháp mà ông đe dọa sẽ áp dụng – ngăn chặn việc bán xe Đức vào thị trường Mỹ – có thể sẽ là hành vi tự mình hại mình, nhưng thực tế là Đức tiết kiệm được quá nhiều và chi tiêu quá ít. Sư tiết kiệm ở quy mô lớn và triền miên của nước Đức đã khiến nước này trở thành gặp lúng túng trong việc bảo vệ tự do thương mại.

Sự hài hòa không hoàn hảo

Thặng dư thương mại là khi một khoản tiết kiệm quốc gia vượt cao hơn mức đầu tư trong nước. Trong trường hợp của Đức, đây không phải là kết quả của một chính sách trọng thương (mercantilism), như một số nước khác hay phàn nàn. Nó cũng không như lý do mà các quan chức Đức thường nói là phản ánh nhu cầu tiết kiệm của xã hội đang già hóa tại Đức. Trong khi tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình vốn từ lâu đã ở mức cao ổn định, sự gia tăng tiết kiệm quốc gia lại đến từ các công ty và chính phủ.

Thặng dư của Đức xuất phát từ một thỏa thuận kéo dài hàng thập kỷ giữa các doanh nghiệp và các công đoàn trong việc kiềm chế lương, để giữ tính cạnh tranh cho ngành xuất khẩu. Điều này đã hỗ trợ nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Đức có thể nhanh chóng hồi phục sau chiến tranh và hơn thế nữa. Điều này giúp giải thích sự chuyển mình của Đức kể từ cuối những năm 90 từ một nền kinh tế èo uột thành kẻ thống trị châu Âu như hiện nay.

Mô hình của nước Đức khiến nhiều nước ghen tị. Quan hệ hài hòa giữa các công ty và người lao động là một trong những lý do chính cho sự vượt trội của nền kinh tế Đức. Các công ty có thể đầu tư mà không cần phải lo lắng rằng các công đoàn sẽ đòi hỏi về tăng lương. Nhà nước cũng giữ vai trò quan trọng, thông qua việc tài trợ cho một hệ thống đào tạo nghề rất xứng đáng được ngưỡng mộ.

Tại Mỹ, cơ hội cho những người không có bằng đại học đang ngày càng ít dần, cùng với sự sụt giảm các công việc sản xuất – một nguyên nhân cho các hành động bảo hộ của Trump. Đức đã không hoàn toàn thoát khỏi tình trạng trên, nhưng nước này đã giữ được nhiều công việc sản xuất, vốn đang là nỗi nhức nhối của nước Mỹ. Đây là một lý do tại sao đảng dân túy AfD vẫn không tạo được ảnh hưởng trên chính trường Đức.

Nhưng những tác dụng phụ của mô hình kinh tế Đức đang ngày càng trở nên rõ ràng. Nó đã tạo ra sự mất cân bằng trong chính nền kinh tế nước này và thương mại toàn cầu. Kiềm chế tiền lương nghĩa là chi tiêu trong nước ít hơn và nhập khẩu ít hơn. Chi tiêu tiêu dùng tại Đức đã giảm xuống còn 54% GDP, so với 69% ở Mỹ và 65% ở Anh. Các nhà xuất khẩu của Đức không tái đầu tư lợi nhuận của họ tại nước nhà. Và Đức cũng không phải là trường hợp duy nhất ở châu Âu; Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đan Mạch và Hà Lan cũng đang tạo ra những khoản thặng dư lớn.

Việc một nền kinh tế lớn như Đức, vốn ở điểm toàn dụng nhân công, tiếp tục duy trì thặng dư tài khoản vãng lai hơn 8% GDP đã gây ra sự căng thẳng vô lý đối với hệ thống thương mại toàn cầu. Để nước Đức có thể bù đắp các khoản thặng dư như vậy và duy trì đủ tổng cầu để giữ việc làm, phần còn lại của thế giới phải vay mượn và chi tiêu tùy tiện. Một số nước, đặc biệt là Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha, phải đối mặt với thâm hụt liên tục, cuối cùng dẫn đến khủng hoảng. Các nước này sau đó đã phải thực thi những biện pháp khắc khổ nhằm giảm thâm hụt thương mại, vốn gặp rất nhiều sự phản đối của người dân, dẫn đến bất ổn chính trị. Xu hướng tiết kiệm kéo dài tại phía Bắc châu Âu đã làm cho quá trình điều chỉnh trở nên đau đớn không cần thiết. Trong giai đoạn lạm phát cao những năm 1970 và 1980, xu hướng tiết kiệm cao của người Đức là một yếu tố giúp kiềm chế giá cả. Bây giờ nó là một gánh nặng đối với tăng trưởng toàn cầu và một mục tiêu công kích cho những người theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ như ông Trump.

Không nên tiết kiệm nữa

Vấn đề này có thể giải quyết được không? Có lẽ khoản thặng dư thương mại khổng lồ của Đức sẽ giảm xuống giống như Trung Quốc, thông qua việc gia tăng tiền lương. Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức hiện ở mức dưới 4% và dân số trong độ tuổi lao động sẽ giảm, mặc dù số người nhập cư ngày càng gia tăng. Sau nhiều thập kỷ suy giảm, chi phí nhà ở đang tăng lên, có nghĩa là lương nhân công cũng sẽ phải tăng lên. Các định chế đứng sau việc kiềm chế lương đang mất dần ảnh hưởng. Đồng euro có thể tăng giá. Tuy nhiên, bản năng thận trọng của người Đức vẫn có ảnh hưởng sâu rộng. Lương chỉ tăng 2,3% vào năm ngoái, chậm hơn so với hai năm trước đó. Thặng dư của Đức có thể mất nhiều năm mới giảm xuống một mức độ hợp lý.

Chính phủ Đức nên thúc đẩy quá trình sửa đổi bằng cách chi tiêu nhiều hơn. Ngân sách của Đức đã đi từ mức thâm hụt trên 3% GDP trong năm 2010, lên thành mức có thặng dư nhỏ. Các quan chức Đức gọi đây là sự thận trọng, nhưng vì tiết kiệm của khu vực tư nhân cao, điều này rất khó để biện minh. Đức có rất nhiều dự án cần được chi tiêu. Các trường học và đường sá của nước Đức đang xuống cấp, do việc siết chặt đầu tư công để đáp ứng những quy tắc tài chính sai lầm của chính nó. Nền kinh tế Đức đang tụt lại phía sau trong quá trình số hóa, khi chỉ đứng thứ 25 trên thế giới về tốc độ download từ Internet.

Việc nhà nước chi nhiều hơn cho dịch vụ chăm sóc sau giờ học sẽ cho phép nhiều bà mẹ làm việc toàn thời gian, khi mà mức độ tham gia vào hoạt động kinh tế của phụ nữ Đức còn khá hạn chế. Một số nói rằng điều này có thể gặp trở ngại do nền kinh tế Đức đang ở mức toàn dụng nhân công. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, luôn có một cách đáng tin cậy để thu hút các nguồn lực khan hiếm: Chi thêm nhiều tiền.

Trên tất cả, nước Đức cần ngay lập tức nhận ra rằng việc tiết kiệm quá mức là một bất lợi. Bà Merkel hoàn toàn đúng khi cổ súy tự do thương mại. Nhưng bà và người dân Đức cần phải hiểu rằng mức thặng dư của nước Đức cũng chính là mối đe dọa đối với tự do thương mại.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *